Tâm lý - Kỹ năng
Chúng ta thường nghe nói rất nhiều về việc phải có tri thức, có bằng cấp, có kinh nghiệm trong công việc và hoài bão để thành công trong sự nghiệp. Tuy nhiên, tiến sĩ Trần Hữu Đức muốn nhắc chúng ta đến một yếu tố khác, điều khiến chúng ta thực sự thành công trong cuộc đời. Trong buổi học cuối cùng của người thầy dạy tôi thời cấp 1 trước khi về hưu, thầy đã hỏi chúng tôi: “Hình ảnh đọng lại trong đầu của các con về lớp học cấp 1 sẽ là gì?”. Một vài đứa giơ tay trả lời, “bảng đen”, “bụi phấn”, “tóc thầy”… Nghe xong, thầy hỏi tiếp “Thế theo các con, hình ảnh đọng lại trong đầu của ta sẽ là gì?”. Rồi mấy cánh tay giơ lên, rồi “bụi phấn”, rồi “bảng đen”, chỉ bỏ qua “tóc thầy”. Thầy mời một bạn đứng cạnh, nhìn xuống lớp. Thầy hỏi “Khi đứng vào vị trí của ta, con thấy gì?”. Bạn ấy đáp: “Con không thấy bảng đen hay bụi phấn, mà chỉ thấy rất nhiều cái đầu của các bạn ạ”. Cả lớp phá lên cười. “Con giỏi. Ta cảm ơn con. Cho con về chỗ”. Thầy vẫn nhìn chúng tôi, rồi nói tiếp: “Các con thấy rồi đó, khi đứng trên bục giảng, thì với ta lớp học là những mái đầu đen, những đôi mắt sáng, những búp măng cần được uốn nắn. Và nếu các con biết ta nhìn lớp như vậy, các con sẽ cảm thông với thầy cô hơn, để học hành đàng hoàng hơn, để sau này trở thành những cây tre có ích cho đời. Được thế thì dù bụi phấn có bám vào tóc ta đi nữa, ta vẫn hạnh phúc. Hôm nay, bài cuối mà ta muốn dạy cho các con chỉ bấy nhiêu thôi, dó là sự đồng cảm, một hành trang không thể thiếu của người thành công”. Chỉ bấy nhiêu thôi! Học lực của tôi trong những năm tiếp theo đã tăng lên rõ nét, nhờ tôi chú tâm học hành hơn. Rồi tôi ra trường, và bắt đầu đi tìm việc. Trong lần phỏng vấn tuyển dụng đầu đời, sau 30 phút trò chuyện, cô trưởng phòng nhân sự người Úc phỏng vấn tôi đã cười thật nồng hậu nói rằng đã hơn một ngàn cuộc phỏng vấn tại Việt Nam, hôm nay cô mới có cảm giác có ứng viên thấu hiểu được cô. Thế là ngoại lệ, cô đưa cho tôi danh mục gần một trăm chức danh cô đang cần tuyển và cho tôi chọn bất kỳ công việc nào trong đó. Tôi chọn ra hai: Trợ lý Kỹ thuật, và Nhân viên Nhân sự. Cô nhìn rồi nhanh nhảu chỉ vào chức danh Nhân viên Nhân sự và nói “Bạn sẽ rất thích và thành công với công việc này”.
KHỞI ĐẦU CỦA ĐỒNG CẢM Sự đồng cảm khởi thủy như thế nào và sẽ đi về đâu? Cách đây 160 ngàn năm, loài người nguyên thủy xuất hiện trên trái đất. Chỉ cần 160 ngàn năm trong suốt 3,8 tỷ ba năm có sự sống trên trái đất này mà loài người đã thống trị cả hành tinh, và là loài duy nhất có thể vượt ra khỏi trái đất. Tại sao? Vì loài người có bản năng, nhu cầu và khả năng đồng cảm với đồng loại, với các sinh vật khác và với vạn vật chung quanh mạnh nhất so với muôn loài. Suốt 4.000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt đã đánh thắng mọi giặc ngoại xâm hùng mạnh nhất bằng vũ khí, đạn dược, công nghệ chăng? Chắc chắn là không. Ta thắng là nhờ dân tộc ta đã đoàn kết đầy nhân văn. Đó là đồng cảm.
ĐẶT BẢN THÂN MÌNH VÀO VỊ TRÍ CỦA NGƯỜI KHÁC Mỗi khi ta có mâu thuẫn với bất kỳ ai, hãy nhớ rằng đó là vì ta chưa thật sự đặt mình vào vị trí của người ấy. Thay vì gay gắt, ta hãy hỏi. Hỏi để hiểu rõ ý của họ. Sâu hơn, hỏi để biết động cơ của họ. Và nhân văn hơn, hỏi để biết vướng mắc của họ để xem liệu ta có thể giúp được gì. Ở đỉnh cao, nếu bạn luyện được bạn sẽ trở thành người đắc nhân tâm: Làm sao lắng nghe người khác mà không bị vướng bận bởi những định kiến và sự phán xét của ta. Trong quá trình rèn luyện khả năng đồng cảm, bạn cũng cần lưu ý tránh những cách đồng cảm sai. Có người quá nhạy cảm với những điều tiêu cực. Khi đồng cảm, những người này sẽ cảm thấy nhận những nỗi đau khổ của người đối diện như thể nó là của chính mình. Nếu thuộc nhóm này, bạn cần chọn lọc đối tượng và hoàn cảnh để đồng cảm, kẻo không chính bạn sẽ bị tổn thương mà chẳng giúp gì được cho ai. Ở chiều ngược lại, có những người có huynh hướng đeo bám và lệ thuộc vào người có thể đồng cảm với họ. Với nhóm người này ta cần giữ một khoảng cách và khuyến khích tính chịu trách nhiệm nơi họ trong quá trình đồng cảm, kẻo không chính ta là nguyên nhân của sự bám chấp của họ vào ta. Một trường hợp nữa, khi ta có thể đồng cảm, nhiều người sẽ thích tâm sự với ta, và sau khi tâm sự hết mọi điều, họ lại đâm ra ngại ngùng, phòng thủ với ta, chỉ vì ta biết quá nhiều về họ. ĐỒNG CẢM KHÔNG PHẢI ĐỒNG LÕA Thủ quỹ của bạn lấy tiền công ty mà không báo cáo. Hỏi ra mới biết vì mẹ cô ấy bệnh và gia cảnh quá khó khăn. “Nếu là em, anh cũng làm như vậy”, đó là đồng lõa. Đồng cảm, bạn sẽ nói: “Anh hiểu tại sao em làm như vậy , nhưng đó là cách làm sai”. Đồng lõa là hiện tượng đồng cảm thái quá mà đánh mất chính kiến của mình, và nên tránh. Khi bạn đã đồng cảm được với người khác, thì mời bạn thưởng thức tiếp nghệ thuật đồng cảm với chính mình, với thiên nhiên, với vạn vật, với cuộc sống. Dành thời gian tĩnh lặng để lắng nghe và trò chuyện với chính mình. Chăm sóc bản thân, tập thể dục. Học thêm một ngoại ngữ. Bạn có biết khi ghé thăm một cô nhi viện, bạn sẽ yêu thương mẹ cha và quý trọng cuộc sống hơn? Với sự đồng cảm, bạn không những thành công hơn, mà còn hạnh phúc trên con đường thành công ấy. Tiến sĩ Trần Hữu Đức (Trích đăng bài viết trên tạp chí ELLEMAN - số tháng 04/2016) http://www.elleman.vn/ky-nang/su-dong-cam-dan-toi-thanh-cong Về tác giả Tiến sĩ TRẦN HỮU ĐỨC “Đức có một ước mơ, đó là có thể biến ước mơ của những người khác thành hiện thực. Đức tin rằng mỗi một cá nhân cũng như mỗi một tổ chức đều có nhiều hơn những gì cần có để trở nên vĩ đại, nếu bên trong mình có một khát vọng đủ lớn và được trang bị đúng phương pháp.” Trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và tư vấn Nguồn nhân lực, anh từng nắm giữ các vị trí Giám đốc Nhân sự, GĐ Kinh doanh, GĐ Điều hành tại các công ty và tập đoàn lớn như PepsiCo Việt Nam, UNZA, RIM Technologies, Ulysses, Dược PHANO… Anh hiện là Đồng sáng lập, Chuyên viên Tư vấn, Huấn luyện Cấp cao, Trị liệu Tâm lý và Đào tạo Kỹ năng sống tại BCC và Better Living. Đến với chuyên ngành Tâm lý học, qua 2 năm tu nghiệp, đào tạo chuyên sâu tại Anh Quốc, Úc và Hoa Kỳ; anh tiếp tục ứng dụng nguồn kiến thức và kinh nghiệm mình có được để phục vụ cho công việc giảng dạy, huấn luyện và tư vấn tại Better Living. Anh chủ trương sử dụng những phương pháp, cách thức, quy trình phù hợp với từng trường hợp riêng biệt, dễ dàng cho thân chủ thực hiện để đạt được hiệu quả cao. Với anh, việc tư vấn tâm lý phải dựa trên những giá trị, niềm tin bền vững. Anh chủ trương sử dụng những phương pháp, cách thức, quy trình phù hợp với từng trường hợp riêng biệt, dễ dàng cho thân chủ thực hiện để đạt được hiệu quả cao. “If you have a dream, or not yet, Duc could help you help yourself realize your dream.” >>Xem thêm Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |
|
Phân loại
Kiến thức tâm lý Kết nối Thân - Tâm Phát triển bản thân Mối quan hệ Dạy con Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp Trăc nghiệm hướng nghiệp Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Quản lý căng thẳng Giao tiếp thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Bài viết được xem nhiều nhất
|