Tâm lý - Kỹ năng
Thời gian này chắc hẳn các sĩ tử đang chăm chỉ chạy hết tốc lực, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Với việc tập trung cao độ như thế, căng thẳng hẳn là điều khó tránh. Vậy cần quản lý căng thẳng thế nào để tinh thần thoải mái, dành năng lượng khỏe khoắn cho việc học tập hiệu quả hơn? Bạn đã biết các dấu hiệu của stress chưa? Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi. Quản lý stress là khả năng giữ cân bằng khi xảy ra những tình huống, sự kiện đòi hỏi quá sức. Làm thể nào để quản lý stress? 1. Tránh những phản ứng thái quá. Tại sao lại phải “Ghét” khi mà “Một chút xíu không thích” là ổn rồi? Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo” là được? Tại sao phải“Giận sôi người” khi mà “hơi giận môt chút” đã đủ độ? Tại sao phải “đau khổ tột cùng khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”? 2. Hãy làm điều gì đó cho người khác Điều này giúp đầu óc bạn có cơ hội nghỉ ngơi một lát. Đồng thời, làm người khác vui cũng là hình thức tự động viên chính mình, tái tạo lại nhuệ khí để quay lại công việc còn dang dở trước đó. 3. Chia nhỏ mục tiêu và khối lượng bài vở Để tránh "ngập" trong việc học, bạn cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được, sau đó hoạch định kế hoạch và tiến hành từng bước. Để ý quy luật của bản thân, bạn thường hăng hái trong khoảng bao lâu, vào thời gian nào trong ngày, ở môi trường ra sao... để sắp xếp thời gian biểu phù hợp. 4. Thử thay đối cách bạn thường phản ứng Nhớ hãy thay đổi từ từ, đừng quá cố ép bản thân. Tập trung giải quyết từng khó khăn, với cách thức mới. Ví dụ, nếu mình là người khác thì có thể còn cách gì nữa? Từ đó bạn cũng rèn khả năng đồng cảm, điềm đạm, bình tĩnh hơn. 5. Chăm sóc bản thân Đặc biệt quan trọng nhưng dường như ít ai để ý. Thiếu ngủ càng khiến bạn thêm stress, hãy nhớ ngủ đủ giấc, và ăn uống hợp lý. Rượu bia hay thậm chí cà phê quá mức dễ khiến bạn stress hơn, bạn có thấy vậy không? Bất kỳ lúc nào nhận ra mình đang căng thẳng hãy tạm dừng mọi thứ để hít thở sâu, trấn tĩnh tinh thần. Bao lâu rồi bạn chưa vận động, chẳng hạn như tản bộ hay dọn dẹp phòng? Dù là chuyện gì chăng nữa, cố gắng nhìn đúng thực tế. Hãy tự hỏi bạn sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như thế nào. Stress làm tăng trí nhớ, khi stress trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng. Stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều glucose lên não, tạo thêm nhiều năng lượng cho các nơ-ron. Điều này giúp sự phát triển trí nhớ và phục hồi trí nhớ. Hãy biến chúng thành lợi thế có ích. Mặt khác, nếu stress kéo dài thì nó lại có thể cản trở việc vận chuyển glucose và từ đó làm giảm trí nhớ. Khi cơn stress vượt quá mức chịu đựng và khiến bạn không thể làm được các việc khác, học tập, lao động.., thử tìm đến các chuyên gia, bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ tháo gỡ khó khăn. Tổng hợp từ studygs.net
Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |
|
Phân loại
Kiến thức tâm lý Kết nối Thân - Tâm Phát triển bản thân Mối quan hệ Dạy con Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp Trăc nghiệm hướng nghiệp Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Quản lý căng thẳng Giao tiếp thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Bài viết được xem nhiều nhất
|