Tâm lý - Kỹ năng
Với ba đứa con trai (6, 11 tuổi và 14 tuổi), vợ tôi và tôi đau hết cả đầu với cuộc chiến phổ biến mà gần như bậc phụ huynh nào cũng gặp phải trong thời đại số này: hạn chế thời gian mà con cái “cắm mặt” vào màn hình máy tính (hoặc điện thoại). Ngày xưa, mùa hè thật thú vị biết bao, vậy mà xem ra giờ chẳng là gì so với những trò vui trên các thiết bị điện tử. Giải quyết việc này có vẻ như không phải là vấn đề đơn giản với những người làm cha mẹ như chúng ta, song chắc chắn ta cần phải có hành động gì đó cấp thiết, để tạo ra sự khác biệt. Nhớ lại hồi đó, tôi cũng từng rất “oách xà lách”, khi là đứa có tivi duy nhất trong khu phố (thật ra là tivi của ba mẹ tôi, và tôi chỉ được coi mỗi ngày 1 giờ với chương trình thiếu nhi sau khi học bài xong). Mà thật ra, hồi đó cũng chẳng có nhiều chương trình để lựa chọn, bởi vì thời sự hay cải lương thì không thuộc sở thích của tôi rồi. Còn bây giờ thì sao? Xem ra người ta chẳng cần mất thì giờ để dỗ dành một đứa con nít ăn uống, hay để yên cho ba mẹ nó làm chuyện nhà nhỉ. Bởi vì chỉ cần một cái màn hình điện thoại, mọi khó khăn dường như được “xử lý” hết, chế giễu thay! Mà thật vậy, mấy đứa trẻ con 3,4 tuổi chưa biết chữ mà vẫn lướt Youtube coi búp bê Barbie hay siêu nhân vèo vèo. Lớn hơn thì cứ trông như một game thủ chuyên nghiệp, hay là hotboy, hotgirl sở hữu tài khoản mang xã hội Facebook với hàng triệu lượt follow khủng (mà trong số đó không biết chúng biết nhau ngoài đời thật có tới 50 người không nữa). Và thật vậy, tách bọn trẻ ra khỏi màn hình quả là một vấn đề nan giải. Thử hình dung đứa con đang tuổi teen của bạn, cái tuổi dậy thì ngang bướng ấy, đang nằm trong phòng (đóng cửa) và vi vu đắm chìm trong thế giới ảo của nó. Làm thế nào để nó chủ động, vui vẻ, hào hứng cùng ra phòng khách trò chuyện “family-time” với ba mẹ, hay con gái cùng nấu ăn với mẹ, con trai cùng đóng kệ với ba…? Trong năm học, con trẻ đi học suốt ở trường, tối hay cuối tuần cũng học thêm, học ngoại ngữ. Bây giờ nghỉ hè, chẳng lẽ bạn cũng chịu cảnh “bọn thực dân màn hình” bắt mất con bạn? Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nếu ta sinh ra vào thời này, chắc ta cũng dính chặt vào điện thoại cả ngày như các con. Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng trên? Chiến lược dành cho phụ huynh 1. Đăng ký các chương trình huấn luyện hè (và nhớ chia sẻ thông tin cho con biết chứ không áp đặt) Trẻ có thể bức bối một chút thời gian đầu, cảm thấy buồn tay và “thiếu thiếu”. Tuy vậy, một cách tự nhiên chúng sẽ nhanh chóng hòa nhập cùng các bạn đồng trang lứa, tham gia một cách nhiệt tình vào các hoạt động được hướng dẫn. Hiển nhiên thôi, vì cấu trúc cơ thể và tâm trí chúng ta là để vận động và kết nối với người khác mà. Sau chương trình, các con đã được khám phá nhiều hơn về những điều mà trước giờ màn hình vô cảm kia chưa bao giờ cho con. Đó chính là sự tự ý thức về bản thân, và tình yêu thương, gắn kết giữa người với người. 2. Các hoạt động chung của gia đình Nhà bạn thường có sở thích chung là gì? Đọc sách? Cầu lông? Bơi lội? Hay ăn uống? Dã ngoại?... Hoặc thậm chí là cùng nhau khám phá một hoạt động mới mà cả nhà chưa thử qua bao giờ. Cha mẹ rất cần là hình mẫu lý tưởng, lăn xả trong việc trải nghiệm in-real-life (sống trọn từng khoảnh khắc). Thật vậy, đây là món quà quý mà không ai có thể làm cho các con thay bạn – cha mẹ của chúng. 3. Những quy tắc riêng Thế giới có giờ Trái Đất (tắt điện), vậy nhà mình có “giờ gia đình” và tắt tất cả các thiết bị điện tử trong khung giờ nhất định. Ngay cả ba mẹ còn chấp nhận để công việc qua một bên, các con rồi sẽ cảm nhận được tầm quan trọng và ý nghĩa của điều này. Không sử dụng điện thoại riêng trong giờ sinh hoạt chung, hoặc trong một khu vực đặc biệt (như phòng ăn)… cũng là những ý tưởng có thể cùng con phác thảo vào bộ gia quy đầy thú vị. Thay lời kết Thật ra thì cũng không thể phủ nhận hết công dụng của internet và các thiết bị điện tử đem lại. Bằng chứng thấy rõ là con chúng ta dường như thông minh hơn, tiếp cận nhiều kiến thức mới, rộng, sâu. Tư duy trẻ hiện đại cũng đa chiều và phát triển hơn về nhiều mặt so với thế hệ chúng ta về trước. Vậy nên vẫn ổn khi cho con tiếp cận, với một chừng mực cho phép. Quan trọng là giúp con nhận ra điều gì mới thực sự quan trọng và ý nghĩa trong cuộc đời, tò mò khám phá đi thế giới đầy màu sắc cùng những mối quan hệ tuyệt vời bên ngoài màn hình kia. Với những hỗ trợ nho nhỏ như thế từ chúng ta – những cha mẹ với tình yêu thương vô bờ – bọn trẻ chắc chắn sẽ được lớn lên và trưởng thành một cách phong phú từ cả hai thế giới ảo và thực, bạn có tin thế không? Beter Living lược dịch từ “Getting Kids Unplugged During the Summer” bởi TS. Mike Brooks chuyên gia tâm lý gia đình trên tạp chí Psychology Today (Mỹ) Khóa học Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi teen
+ Giảng viên: PGS. TS. Trần Hữu Đức + Thời gian: 8h30-17h ngày 23/6/2018 (thứ 7) + Địa điểm: Casanova Café, 61C Tú Xương, quận 3, TP.HCM. + Đầu tư cho khóa học: 3.500.000 đồng/học viên + Hotline: 0913 575302 >> Xem thêm thông tin về khóa học tại đây. Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |
|
Phân loại
Kiến thức tâm lý Kết nối Thân - Tâm Phát triển bản thân Mối quan hệ Dạy con Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp Trăc nghiệm hướng nghiệp Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Quản lý căng thẳng Giao tiếp thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Bài viết được xem nhiều nhất
|