Tâm lý - Kỹ năng
Làm thế nào để kiên tâm với những mục tiêu đặt ra? Luôn có cách để đánh lừa bộ não tuân thủ theo ý ta. Nếu bạn dự định trở thành một con người tốt đẹp hơn vào năm 2017 này, như tập thể dục nhiều hơn, ăn ít lại, hay học thêm một ngôn ngữ mới. Xem nào, “trong năm 2017 chúng ta sẽ tới phòng gym đều đặn hơn, ăn uống hợp lý hơn, kiếm nhiều tiền hơn và đọc nhiều gấp 2 lần số sách mà ta đã đọc trong năm qua”? Liệu điều này có mang lại hiệu quả? Thử nhìn lại năm 2016, bạn đâu muốn lại thất vọng lần nữa. Vậy hãy thử một cách khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng “ý định tốt” chỉ có thể khiến bạn thay đổi hành vi của mình khoảng 20-30%. Thực tế bạn cần rất rất nhiều nỗ lực để có thể theo tới cùng các mục tiêu mình đề ra cho năm mới, hơn là chỉ đơn thuần viết chúng ra thành một list có vẻ đầy hứa hẹn. Thật may là, có một phương pháp thần kỳ để nối kết khoảng cách giữa “ý định” và “hoàn thành mục tiêu”, theo bài viết của Stephen J. Meyer cho Forbes. Nó là thứ mà các nhà tâm lý học hành vi gọi là “ý định thực hiện” (implementation intentions). Vậy khái niệm “ý định thực hiện” này là gì? Một cách kinh ngạc, 91% số người đã thực sự NGHĨ và VIẾT RA tất cả các chi tiết về KẾ HOẠCH tập luyện của họ, thực sự tập luyện thể dục thường xuyên. Vào năm 2002, các nhà nghiên cứu ở Anh đã tập họp một nhóm các tình nguyện viên – những người đã đặt ra mục tiêu cho bản thân là phải tập thể dục thường xuyên. Các tình nguyện viên được chia làm 3 nhóm.
Một cách kinh ngạc, 91% số người của nhóm 2, những người đã thực sự NGHĨ và VIẾT RA tất cả các chi tiết về KẾ HOẠCH tập luyện của họ, thực sự tập luyện thể dục thường xuyên. Với người của nhóm khống là 29% và 39% với của nhóm thứ nhất. Theo bài viết của nhóm nghiên cứu gởi cho British Journal of Health Psychology, “25% người trong nhóm khống và 23% của nhóm có động lực báo cáo họ đã KHÔNG nỗ lực để bám sát kế hoạch dự kiến của họ. Vì không lập ra các mục tiêu thực hiện cụ thể, họ đã không nhận thấy cơ hội để hành động và đã không chú tâm vào việc thực hiện các ý định để tập thể dục.” Cách viết "thần kỳ" “Nếu gặp phải tình huống Y, thi tôi sẽ thực hiện phản ứng hướng mục tiêu Z”. Vậy, chúng ta nên viết thế nào để đảm bảo cho việc giữ lời hứa với bản thân? Mời bạn cùng tìm hiểu tiếp đây tầm quan trọng của các mệnh đề “nếu-thì” đối với “ý định thực hiện” (bởi Peter M. Gollwitzer một nhà tâm lý học ở New York, với bài đăng trên tạp chí Motivation and Emotion). Ví dụ như, thay vì viết “Vào 8 giờ sáng thứ Tư, tôi sẽ đến phòng gym tập thể dục.”, hãy thử “Nếu là 8 giờ sáng thứ Tư, thì tôi sẽ đến phòng gym tập thể dục” - câu này sẽ có hiệu quả hơn nhiều. Và, đây là công thức cho bạn: “Nếu gặp phải tình huống Y, thi tôi sẽ thực hiện phản ứng hướng mục tiêu Z”. Sự thay đổi đơn giản như thế trong ngôn ngữ lại có những hiệu quả đáng kể đến khả năng chúng ta thực hiện hành động? Khi bạn có một ý định về một mục tiêu – “Tôi muốn đạt được một điều gì đó” – “tôi” như một sự điều khiển hành động theo kiểu từ trên xuống (top-down regulation of action). “Nếu-thì” thì lại chuyển sự điều khiển đó sang một kích thích bên ngoài. Nó kết nối hoàn cảnh với hành động, và vì vậy không phải bạn, mà là yếu tố kích thích từ ngoại cảnh, điều khiển hành động. Đó là một sự thay đổi từ kiểu từ trên xuống sang kiểu “từ dưới lên” (bottom-up). Vì lý do nào đó, nghiên cứu cho thấy rằng não chúng ta có thể bị đánh lừa để phản ứng đáp trả lại các mệnh đề “nếu-thì” một cách tự động và ở mức độ tiềm thức. Theo Meyer, “Các mệnh đề nếu-thì này đánh lừa não chúng ta một cách rất hiệu quả. Bạn làm những gì bạn-đã-nói-bạn-sẽ-làm ở mức tiềm thức, giống như một thói quen.” Như vậy, bạn lên một kế hoạch một cách có ý thức, và sau đó thực hiện nó một cách tiềm thức. Phương pháp này có thể áp dụng tương tự với sinh viên viết bài luận hay những người muốn giảm cân. Và Meyer đã nghĩ ra một cách hết sức xuất sắc để áp dụng những điều này trong cuộc sống của ông. Ngoài việc viết ra thứ 2, 3, 4 sẽ tập thể dục ở phòng gym bằng máy tập chạy bộ trong 30 phút, ông còn thiết lập một kế hoạch “nếu-thì” để phòng khi ông không thể duy trì lâu: “Nếu tôi đến lúc cảm thấy muốn bỏ cuộc, thì tôi sẽ tập trung cao độ vào audiobook và quên đi cơn đau mỏi của cơ thể mà tôi đang cảm thấy.” Và nó hiệu quả! Vậy nên, đây là mục tiêu đầu tiên của tôi cho năm mới – “Nếu là 8 giờ tối ngày thứ Năm, thì tôi sẽ đến ghế sofa yêu thích và đọc một cuốn sách.” Đến đây nào, 2017! Better Living lược dịch (tham khảo bản dịch của Trần Đình Tuấn)
Nguồn: http://www.sciencealert.com/here-s-how-t…esolutions Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |
|
Phân loại
Kiến thức tâm lý Kết nối Thân - Tâm Phát triển bản thân Mối quan hệ Dạy con Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp Trăc nghiệm hướng nghiệp Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Quản lý căng thẳng Giao tiếp thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Bài viết được xem nhiều nhất
|