Tâm lý - Kỹ năng
Tại sao bạn cần nâng cao chỉ số cảm xúc (EQ) của mình? Bởi vì những người có chỉ số cảm xúc cao thành công hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống: xã hội, cảm xúc, thể chất và tài chính. Họ thành công là do hầu như cuộc sống đều liên quan đến việc tương tác với người khác và những người có EQ cao luôn khiến mọi người hài lòng hơn khi giao tiếp với họ. Có 4 yếu tố làm trụ đỡ cho một người có cảm xúc tốt
1. Không phản ứng hấp tấp Thay vì phản ứng, người có EQ cao sẽ thảo ra những phương án giải quyết. Cuộc sống đầy rẫy những người bị stress. Mỗi người đều có những đấu trường của riêng mình. Tuy nhiên, những người có EQ cao học cách để phản ứng trong các tình huống ngặt nghèo một cách chủ động. Họ học cách bình tĩnh và thư giãn trong những hoàn cảnh mà những người có EQ thấp bắt đầu hoảng loạn và sợ hãi. Họ kiềm chế những khuynh hướng phản ứng cảm tính trong họ và kết nối với khả năng lý luận của họ để đối phó với những hoạt động quản lý căng thẳng. Người có EQ cao biết không nên ra quyết định khi đang nóng giận, đau đớn, hay sợ hãi. Họ tự kiềm chế để đạt một trạng thái tâm lý tốt hơn rồi sẽ ra quyết định tốt hơn sau khi hồi tưởng về tình huống mà họ đã hạnh phúc. 2. Không ngại tiếp nhận những kinh nghiệm, ý tưởng hay con người mới Những người có EQ cao sẽ không ngại ngần học thêm về những quan điểm khác hoặc thách thức niềm tin của mình. Họ rất cởi mở trong suy nghĩ và tò mò một cách thông thái. Họ luôn tìm kiếm những khả năng mới. Họ hiểu rằng họ không thể lúc nào cũng đúng, và họ đủ khiêm tốn để chấp nhận rằng còn nhiều điều họ có thể học. Ngay cả khi họ không tán thành một quan điểm, họ xem xét tại sao phản xạ đầu tiên của họ lại là không thích ý tưởng đó và tự phân tích tại sao điều đó xảy ra chứ không hành xử theo cảm tính đơn thuần. Những người có EQ cao thấy được những điểm tốt nhất trong người khác. Họ không ngại nhận sự giúp đỡ của người khác vì họ biết những mặt hạn chế của mình và nghe theo những cố vấn tin cẩn khi cần thiết. 3. Không chỉ tập trung vào mình Nói vậy không có nghĩa là những người có EQ cao không dành thời gian cho chính mình khi cần thiết. Nói cách khác, những người có EQ cao rất dễ đồng cảm với người khác. Thay vì nhìn mọi việc dưới lăng kính cá nhân của mình, với những nhu cầu và mong muốn riêng, họ có khả năng nhìn thế giới từ một góc nhìn rộng mở hơn, có khả năng thấu hiểu người khác trước khi phán xét họ. Họ cũng rộng lòng tha thứ hơn với bản thân và với người khác. Người có EQ cao sẽ không phải dùng năng lượng của mình để tấn công, phán xét, ra lệnh, hay đổ lỗi cho người khác. Họ cũng không gắng mổ xẻ người khác khi họ chia sẻ cảm xúc của mình. Họ không ghen tị với những người thân vì thành công nhưng cùng họ ăn mừng chiến thắng. 4. Không mắc phải lời nguyền phạm một sai lầm lần này qua lần khác Rất có thể bạn đã gặp những người vẫn còn cư xử như đứa trẻ lên hai khi họ gặp phải khó khăn. Việc phát triển về cảm xúc cũng rất cần thiết như phát triển thể chất vậy, nhưng đôi khi điều này không xảy ra. Thường thì tất cả chúng ta đều có thể 'thấy' chuyện không ổn trong mọi tình huống, nhưng hầu hết những người có EQ thấp đều không thể vượt qua bước nhận ra vấn đề để đến bước tìm giải pháp cho vấn đề. Thay vào đó, họ đi theo lối mòn được báo trước của dòng cảm xúc tiêu cực, điều này có thể dẫn tới việc mất kiểm soát cảm xúc và vỡ òa. Người có EQ cao cũng không ngại khó khăn và không bỏ cuộc khi họ nhận ra mình đang đi sai đường. Họ sẽ chỉnh sửa và tiếp tục tìm ra giải pháp cho những khó khăn của mình. Họ hiểu chính mình đủ để biết tại sao họ làm điều họ đang làm, và do đó họ không mắc phải lời nguyền phạm một sai lầm hết lần này qua lần khác. 5. Không tự chạy trốn cảm xúc của chính mình Quả đúng như Socrates đã chỉ ra từ cách đây rất lâu, để có EQ cao, bạn phải 'Hiểu Chính Mình'. Tự nhận thức về bản thân giúp bạn hiểu tại sao bạn lại phản ứng như vậy, và nếu cần, thực hiện những điều cần thiết để ngăn chặn việc này tái diễn. Bạn phải biết mình là ai, và quan trọng hơn, là không để những người khác làm điều đó hộ bạn với những kì vọng do họ tự đặt ra. Khi bạn nhận thức tốt hơn về bản thân và kiểm soát cảm xúc tốt hơn, bạn cũng sẽ có khả năng vì thế mà hiểu rõ hơn cảm xúc của người khác. Cuối cùng thì điều này sẽ tạo nên những mối quan hệ riêng tư tốt đẹp hơn, và mang đến hạnh phúc cho các bên. Những cá nhân có EQ cao có thể giải thích tại sao họ đang có những cảm xúc nhất định mà không phải đổ lỗi cho bất kì ai khác. Họ không làm nhẹ đi hay phóng đại về cảm xúc của mình, nhưng họ cũng không để mọi thứ chất chứa lại trong lòng đến khi không thể chịu đựng được nữa. Một vài gợi ý sẽ giúp bạn khám phá nhiều thêm về những quá trình bên trong bạn là: 'Tại sao tôi lại hành động như thế?' Tại sao tôi lại có niềm tin vào điều này? Tại sao tôi lại sợ khi ý niệm đó bị thách thức?' 6. Không mất kiểm soát trong các mối quan hệ Những người có EQ cao là những bậc thầy về giao tiếp. Họ có khả năng giao tiếp bằng lời và không lời, cũng như kĩ năng nghe xuất sắc. Họ có thể chuyển tải suy nghĩ của mình một cách đầy tôn trọng nên thường giải quyết các xung đột tốt hơn, có những mối quan hệ bền chặt hơn. Khả năng giao tiếp tốt cũng làm tăng khả năng ảnh hưởng tích cực đến người khác của họ. Người có EQ cao, bên cạnh việc nhận thức tốt hơn về cảm xúc của mình cũng không sợ chia sẻ những cảm xúc ấy với người khác. Và, họ luôn đưa mình có mặt ở những nơi sẽ cho họ sự thông thái, thấu suốt và góp ý từ những nguồn đáng tin cậy. 7. Không bi quan thái quá, cũng không lạc quan hão huyền Người có EQ cao nhìn cuộc sống từ một góc nhìn cân bằng và tích cực. Họ không bi quan thái quá, cũng không lạc quan hão huyền. Họ có xu hướng cảm thấy hạnh phúc và thành công. Họ nhận ra điều tốt đẹp nơi người khác và ngay trong chính bản thân mình. Họ rộng lòng tha thứ lỗi lầm và cố gắng hết sức để xoay chuyển những tình huống khó khăn nhất, đón nhận những thách thức để giúp phát triển và hoàn thiện bản thân. Họ cũng giữ được khiếu hài hước và nhìn thấy vẻ tích cực của những thất bại. Người có EQ cao hiểu được điều gì nằm trong tầm kiểm soát của họ và điều gì thì không. Họ không tự áp lực mình phải đạt được những điều mà họ không thể thay đổi được gì. 8. Họ không đón nhận những điều tiêu cực Người có EQ cao không bị trấn áp bởi nỗi sợ hãi, lo lắng, xấu hổ, bối rối, ép buộc, thất vọng, tuyệt vọng, bất lực, lệ thuộc, tàn nhẫnhay gã lòng. Họ không cố gắng cũng như không chấp nhận bị người khác dụ dỗ. Người có EQ cao để cho những mục tiêu và khao khát cá nhân thúc đẩy họ, chứ không phải quyền lực, tiền tài, địa vị, danh vọng hoặc sự hài lòng của người khác. Họ không làm bất cứ việc gì chỉ vì một tinh thần trách nhiệm, mặc cảm tội lỗi, ép buộc, nghĩa vụ giả vờ. Họ biết cách cân bằng cảm xúc với logic khi cần thiết. Họ tự chủ, thực sự có động cơ và cậy dựa vào bản thân. Họ cũng không sợ việc tự ép mình ra khỏi vùng thoải mái để vươn tới những đỉnh cao hơn. 9. Không để người khác làm tổn thương mình Người có EQ cao từ chối việc cảm thấy bất an hoặc bám víu vào các trải nghiệm tiêu cực. Họ không thanh minh thanh nga mà thoải mái thừa nhận khi họ phạm sai lầm và xin lỗi. Họ không bao giờ trốn tránh trách nhiệm bằng cách nói những câu như: 'Tôi không có quyền lựa chọn'. Họ không bao giờ để người khác quyết định thay mình, mà luôn nắm bánh lái điều khiển cuộc đời của mình. Họ là những người kiên nhẫn có thể thích nghi tùy hoàn cảnh khi cuộc sống không như họ dự định trước. Người có EQ cao không bao giờ khép kín với người khác. Dù họ vẫn biết các mối quan hệ có thể gây tổn thương, họ cũng hiểu được những giá trị chúng đem lại đủ đền bù cho sự tổn thương ấy. Họ không bao giờ tìm những lựa chọn thay thế ít đáng sợ hơn và dễ điều khiển hơn như các mối quan hệ với thú cưng, với những người trong tưởng tượng để thế chỗ cho đời thực. Sự khôn ngoan về cảm xúc chắc chắn không dễ có được và đòi hỏi rất nhiều sự phân tích kĩ lưỡng và nỗ lực hết mình, mà thường rất hiếm thấy. Tuy nhiên, một khi bạn đã làm chủ được kĩ năng này, bạn sẽ rất nhanh nổi bật giữa đám đông và sẽ sớm nhận ra các mối quan hệ của mình tốt hơn, công việc trở nên trôi chảy, hạnh phúc, và bình an sẽ đến. Nguồn: Lifehack
Lược dịch bởi: Better Living Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |
|
Phân loại
Kiến thức tâm lý Kết nối Thân - Tâm Phát triển bản thân Mối quan hệ Dạy con Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp Trăc nghiệm hướng nghiệp Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Quản lý căng thẳng Giao tiếp thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Bài viết được xem nhiều nhất
|