Tâm lý - Kỹ năng
Trang chủ > Tin tức > Tâm lý - Kỹ năng Bộ não con người đã được lập trình để phán xét. Cơ chế sinh tồn này khó lòng tránh khỏi. Hay nhất vẫn là biết về nó, nương theo nó mà đối nhân xử thế. Phần lớn chúng ta thường nghĩ rằng việc phán xét của ta luôn dựa trên chứng cứ và nội dung cuộc trò chuyện. Kết quả các cuộc nghiên cứu lại cho kết quả ngược lại. Hầu hết những phán xét của ta về người đối diện là dựa vào những biểu hiện rất tinh tế phi ngôn từ (non-verbal language) mà chủ nhân của nó hầu như chẳng để ý. Những biểu hiện vô thức của chúng ta đều mang ý nghĩa, cho dù bạn ý thức hay không ý thức, và không phải lúc nào chúng cũng mang ý nghĩa tốt đẹp hoặc tích cực như bạn tưởng. Chúng vô tình cấu thành một phần không thể tách rời của bạn, cho dù bạn thích hay không thích. Mời bạn tự soi lại mình xem liệu mình có những biểu hiện dưới đây không nhé. Nếu soi và thấy “có bị”, thì ngay lập tức bạn cũng “có được” quyền lựa chọn: giữ nguyên hay thay đổi. 1. Bạn đối xử với người phục vụ bàn và nhân viên lễ tân thế nào? Các nhà phỏng vấn tuyển dụng thường dùng chiến thuật này. Bằng cách quan sát cách bạn tương tác với nhân viên phục vụ trong suốt quá trình bạn vào và ra khỏi nơi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ biết kiểu hành vi bạn đối xử với mọi người. Nhiều người có thể “diễn” rất tuyệt khi nói chuyện với các nhà tuyển dụng hay những người "quan trọng", nhưng lại hóa thành một người hoàn toàn khác khi bước ra khỏi cửa, họ trở nên khinh thị hoặc thờ ơ. Một buổi hẹn ăn trưa để bàn công việc cũng rất thú vị. Cho dù bạn cố tỏ ra thật tốt với đối tác, nhưng mọi thứ cũng thành vô nghĩa nếu họ chứng kiến bạn cư xử tệ với người bồi bàn. 2. Tần suất bạn kiểm tra điện thoại của mình Bạn có khó chịu không, khi đang giữa cuộc trò chuyện mà đối phương lại cắt ngang để nghe điện thoại về một chuyện gì đó chẳng quan trọng và cũng chẳng gấp gáp gì? Có người thì trong cuộc trò chuyện cứ năm phút họ phải nhìn màn hình điện thoại của họ chỉ đơn giản để xem có tin nhắn tới hay không. Điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng, không thật sự chú tâm lắng nghe, và cũng kém khả năng tập trung, kém khả năng làm chủ tâm trí của mình. 3. Lặp đi lặp lại một động tác thể hiện thói quen lo lắng. Bạn có liên tục nhìn đồng hồ, sờ chạm vô thức một vật gì đó đặt trên bàn trước mặt bạn như ly nước, điện thoại? Hoặc bạn có hay cắn móng tay, hoặc gãi mũi, xoa mặt của mình lập đi lập lại như một thói quen? Cẩn thận, vì người khác sẽ phán xét rằng bạn đang lo lắng, hoặc có gì đó cần che giấu. Đối tác rất có thể đã trừ bớt vài điểm cho sự chân thật hoặc tự tin của bạn. Những thói quen lo lắng này là biểu hiện của người cầu toàn, và họ hay hành động như thế mỗi khi không hài lòng, thất vọng hay buồn chán, theo nghiên cứu từ Đại học Michigan (Mỹ). 4. Bạn mất bao lâu để bắt đầu đặt câu hỏi Đã bao giờ bạn trò chuyện với ai đó mà họ toàn nói về bản thân họ? Thật khó để bạn được nói khi đối phương cứ “thao thao bất tuyệt”. Những người như thế thường hay ồn ào, thích khoe khoang. Ngược lại, có những người chỉ đặt câu hỏi rồi im lặng lắng nghe. Họ ít bộc bạch, chia sẻ về bản thân, họ tĩnh lặng và khiêm tốn, nhưng đôi lúc cũng có thể làm bạn ngại ngùng, bất an. Tốt hơn là biết cân bằng giữa cho và nhận, có qua có lại, trao đổi hai chiều. Lúc đó, chất lượng giao tiếp cũng sẽ được cải thiện tốt hơn. 5. Bạn bắt tay thế nào? Helen Keller – nhà văn Mỹ khiếm thính, khiếm thị, khi nói về những cái bắt tay đã nhận xét rằng: “Có những bàn tay tôi từng tiếp xúc mang cảm giác như khoảng cách giữa hai người cách xa hàng dặm, nhưng cũng có những cái bắt tay tràn đầy ánh sáng, lưu lại trong tôi một cảm giác cực kỳ ấm áp…” Cái bắt tay lỏng lẻo thông thường được phán xét là thiếu tự tin. Một nghiên cứu tại Đại học Alabama (Mỹ) đã kết luận, chỉ dựa vào hành động bắt tay thì chưa khẳng định được hoàn toàn về một người, tuy vậy vẫn thể hiện vài đặc điểm tiêu biểu. Người có cái bắt tay mạnh mẽ, dứt khoát thì thường được nhận định là người tự tin, tâm lý khỏe mạnh, và hướng ngoại hơn. 6. Trễ hẹn. Bạn cảm thấy thế nào khi ai đó không đến hẹn đúng giờ? Tương tự, trễ hẹn dễ khiến người ta nghĩ rằng bạn thiếu tôn trọng và có xu hướng trì hoãn, cũng như là lười biếng hoặc vô tâm. Ngược lại xu hướng tư duy đó, Jeff Conte từ trường Đại học bang San Diego (Mỹ) đã nghiên cứu và tiết lộ rằng sự chậm trễ này thường thấy ở những người đa năng, nhiều trách nhiệm, và thường giữ bản thân được luôn thoải mái, thong dong. Điều này cho thấy thay vì chỉ trích người trễ nãi, chúng ta có thể tìm hiểu nguyên nhân đằng sau hành vi đó để đồng cảm với họ hơn. Còn bản thân ta vẫn nên giữ giờ giấc cho chuẩn. Và nếu ta thuộc nhóm “thư thái” như nêu trên, thì chí ít cũng nên chủ động cho người ta hẹn biết trước rằng ta có thể trễ hẹn đôi chút. 7. Chữ viết tay: rồng bay hay gà bới? Bạn có từng cho rằng chữ viết tay thể hiện cá tính con người? Ví dụ, một số người tin rằng nhấn mạnh ngòi bút xuống giấy khi viết nghĩa là bạn đang căng thẳng; độ nghiêng của chữ thể hiện tính hướng nội (ngã về sau) hay hướng ngoại (nghiêng về trước); và xu hướng sắp xếp tổ chức thì được cảm nhận qua tổng quan bài viết gọn gàng hay bê bối. Những nghiên cứu về mối tương quan giữa chữ viết tay với tính cách vẫn chưa thật sự chắc chắn, nhưng phán xét thì vẫn là tập quán cố hủ của con người. Dù sao đi nữa, hãy tập biên viết gọn gàng, hệ thống và thích nhìn thì vẫn tốt hơn so với cẩu thả, và đôi khi làm khó chính bản thân ta khi đọc lại chính chữ viết của mình. Và nếu nếu cần soạn thảo một bức thư quan trọng, nếu bạn thuộc nhóm chữ “như phượng múa rồng bay” thì hãy tận dụng khả năng này có ý thức. Còn nếu chữ của bạn “như gà bới”, có lẽ bạn nên gõ bằng bàn phím để giữ vị thế trung lập và bớt tổn hại nơ-ron thần kinh của người đọc (cười). 8. Giao tiếp bằng mắt. - Làm sao giao tiếp bằng ánh mắt hiệu quả? - Hãy giữ sự cân bằng. Hầu hết mọi người đều biết ý nghĩa và tầm quan trọng của việc trao đổi ánh mắt trong cuộc thoại trực tiếp. Tuy vậy, thử tưởng tượng khi ai đó liên tục nhìn bạn chằm chằm vào bạn, cũng hơi chút ngần ngại bạn nhỉ? Trái lại, bạn sẽ bị phán xét là nhút nhát, tự ti nếu bạn cứ tránh né ánh nhìn của người đối diện. Bí quyết dành cho bạn đây: duy trì tiếp xúc mắt khoảng một nửa thời gian cuộc trò chuyện. Đơn giản vậy thôi, và bạn đã gia tăng tính quan tâm, thân thiện, và đáng tin cậy của mình hơn rồi đó. Kết luận Đôi khi những điều nhỏ ít được chú ý lại tạo nên ấn tượng lớn. Để mọi người có cái nhin đúng ý hơn về bạn, bạn nghĩ mình cần điều chỉnh hành vi nào? Còn với những thói quen tinh vi khó phát hiện và khó thay đổi hơn, bạn có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý để giúp mình tháo gỡ, để xây dựng lại hình ảnh bản thân tốt đẹp và đúng ý bạn hơn. Đọc xong bài, bạn có điều gì muốn chia sẻ? Mời bạn cùng bình luận và trao đổi thêm cùng chúng tôi nhé. Better Living
(lược dịch từ 8 Small Things People Use To Judge Your Personality truy cập ngày 29/05/2016) Tâm lý | Cảm xúc | Tình cảm | Hạnh phúc | Trí tuệ | Động lực | Đam mê | Mục đích sống | Ước mơ | Quản lý căng thẳng |
|
Phân loại
Kiến thức tâm lý Kết nối Thân - Tâm Phát triển bản thân Mối quan hệ Dạy con Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Dịch vụ Tư vấn hướng nghiệp Trăc nghiệm hướng nghiệp Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Quản lý căng thẳng Giao tiếp thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Bài viết được xem nhiều nhất
|