Sự kiện
Bạn có từng thu mình vào vỏ ốc, dằn vặt bản thân? Làm thế nào để thoát khỏi nỗi ám ánh, đấu tranh nội tâm, các biểu hiện tâm lý bởi bạo hành gia đình? Liệu bạn có đang đặt mình vào vị trí "nạn nhân"? Bước đầu tiên để vượt qua nỗi đau chính là nhận ra bài học của chính mình. Bằng chuyên môn và các công cụ trong trị liệu tâm lý, TS Trần Hữu Đức giúp nhân vật Thành Huế từng bước thoát khỏi ám ảnh mặc cảm tội lỗi, xây dựng lại niềm tin vào bản thân và thay đổi tư duy. Như sống lại cuộc đời thứ hai, giờ đây Thành Huế đã tin rằng mình xứng đáng có được mái ấm gia đình hạnh phúc, thanh thản bước vào cuộc sống một cách ung dung, tự tại. Mời bạn theo dõi quá trình trị liệu tâm lý dành riêng cho nhân vật Thành Huế từ chương trình Không Thể Không Đẹp tại videoclip bên dưới. >> Tư vấn - Trị liệu tâm lý tại Better Living TS Trần Hữu Đức trong buổi trị liệu cho nhân vật Thành Huế Vượt qua mọi sự phản đối của gia đình, bất chấp những khó khăn về kinh tế, Thành Huế vẫn kiên định bảo vệ tình yêu của mình. Nhưng hôn nhân liệu có phải là trái ngọt? Thành Huế – Khép lại quá khứ Vượt qua mọi sự phản đối của gia đình, bất chấp những khó khăn về kinh tế, Thành Huế vẫn kiên định bảo vệ tình yêu của mình. Nhưng hôn nhân liệu có phải là trái ngọt?
Quá khứ đã chôn sâu nhưng không phải ai cũng đủ cam đảm tống khứ chúng ra khỏi cuộc sống của mình. Và Thành Huế của “Không Thể Không Đẹp” là một nhân vật như thế. Tuổi trẻ cô sinh viên sư phạm với ước mơ về một ngày được đứng trên bục giảng và nghe tiếng học trò ê a từng chữ. Hoài bão đó dường như càng thêm tươi đẹp khi tại mái trường đại học Sư Phạm, cô đã phải lòng một anh bạn khóa trên. Tình yêu trong sáng đã tiếp cho cô sức mạnh, nâng cánh giấc mơ bay xa. Và cũng chính vì tình cảm thiêng liêng đó, cô gái này đã vượt qua mọi sự phản đối của gia đình và bạn bè, cùng nhau xây tổ ấm với anh bạn năm xưa. Cô gái đó tên Thành Huế, nhân vật tiếp theo của “Không Thể Không Đẹp”.Kết hôn năm 2003 và đến 2009, Thành Huế quyết định ly hôn với chồng, một người mà trước đây cô hết lòng yêu thương. Bảy năm chung sống cũng là từng ấy thời gian Thành Huế phải gánh chịu nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần. Nỗi đau chồng chất nỗi đau còn hạnh phúc chỉ như bọt biển phút chốc tan vào hư vô. Kể chuyện tình yêu đời mình, cô giáo viên nhỏ nhắn này không ít lần xúc động khóc nấc lên vì những vết thương trong quá khứ trỗi dậy quá mạnh mẽ khiến cô không thể cầm lòng. Cô bảo: “Nhớ khi đó yêu nhau và quyết định kết hôn, gia đình và bạn bè tôi đều phản đối kịch liệt, một phần cũng vì khi ấy anh chưa hề có sự nghiệp, một chiếc xe đạp cũ cũng không có. Khi cưới nhau, mọi thứ hầu như đều do tôi tự thân vận động. Nhưng tôi chưa bao giờ tính toán hay trách móc anh vì chuyện đó, vì đơn giản tôi yêu anh bằng cả tấm chân tình và tôi tin rằng với hai trái tim vàng thì dù phải ở trong một túp lều tranh vẫn sẽ hạnh phúc”.Chồng cô là một giáo viên thể dục cũng là một đồng nghiệp cùng trường tiểu học mà cô đang công tác tại tỉnh Đồng Nai. Và anh lại sử dụng chính sức mạnh thể chất của mình để hành xử thô bạo với người vợ của mình. Lần xô xát đầu tiên xảy ra khi Thành Huế đang mang thai tháng thứ 5 với lý do hết sức vô lý là cô ngăn anh đi nhậu. Tiếp theo đó hành động bạo hành trong cuộc sống gia đình của Thành Huế cứ đều đặn diễn ra như cơm bữa. Lúc thì vì cô đi sớm về khuya vì công việc mà không báo trước hay chẳng may sơ xuất chăm con bị té hay trầy trụa gì là sóng gió chắc chắn sẽ nổi dậy. Không những thế, Thành Huế còn chịu sức ép về mặt kinh tế vì với đồng lương giáo viên eo hẹp, mọi khoản chi tiêu đều vượt qua sự kiểm soát của cả hai vợ chồng. Cô phải mượn đầu này đắp đầu kia nhưng chồng lại không hề cảm thông. Cứ thế, Thành Huế phải ngậm đắng nuốt cay chịu đựng mọi nỗi khổ không biết giãi bày cùng ai ngoài quyển nhật ký đã ố nhòe vì những dòng nước mắt. Khi được hỏi, tại sao cô không tâm sự với gia đình và bạn bè để tìm sự chia sẻ và giúp đỡ, ít nhất là về mặt tinh thần. Nhưng nhân vật của chúng ta chỉ biết lắc đầu và khóc, sau đó mới nức nở với MC Thúy Miêu: “Vì cuộc hôn nhân này là do chính em chọn lựa, đã bất chấp mọi lời khuyên ngăn của mọi người, thì bây giờ em dám than trách với ai đây hả chị?” Câu nói của Thành Huế thật đắng lòng, vừa đáng thương lại vừa đáng trách. Thương cho một số phận phụ nữ lại quá bọt bèo, quá bất công ngay giữa lòng một xã hội văn minh. Trách cho sự yếu đuối đến nhu nhược của cô, đành rằng hầu chồng dạy con là bổn phận của người phụ nữ nhưng chính sự cam chịu đó đã khiến Thành Huế tự trói mình trong những trận đòn roi không lối thoát. Đã đến lúc phải xót thương chính mình Con giun xéo mãi cũng oằn thì huống chi là một con người bằng xương bằng thịt. Và Thành Huế cũng quyết định bước ra khỏi cuộc hôn nhân sau một trận đòn đến ngất xỉu, thậm chí trong lúc điều trị tại bênh viện vì tiêm quá nhiều kháng sinh mà cô đã mất đi đứa con thứ hai. Thật sự ông trời quả biết trêu người, cuộc đời của cô gái này cứ như một thước phim quay chậm với những tình tiết tưởng chừng chỉ có trên xi-nê. Những tưởng sau khi ly hôn, cô sẽ có một khởi đầu mới với đứa con trai bé bỏng. Nhưng không, cuộc sống hậu ly hôn mới thật sự là địa ngục. Tại một xã huyện nhỏ như Xuân Lộc, lối suy nghĩ của người dân cũng còn rất cổ hũ và phong kiến. Nếu như chuyện Thành Huế bị chồng bạo hành thì gia đình chồng bảo đó là chuyện bình thường, thì việc cô chủ động đâm đơn ly dị lại bị thiên hạ dè bỉu là mất nết, là ngoại tình bỏ chồng. Đôi khi dư luận xã hội còn nặng nề hơn cả bản án tử hình trong pháp luật. Thành Huế còn phải chịu đựng thị phi ngay trong chính ngôi trường đang theo dạy học, khi một số đồng nghiệp lấy câu chuyện hôn nhân tan vỡ của cô làm chủ đề bán tán. Cuộc sống của hai mẹ con ngày qua ngày trôi qua trong im lặng như tội đồ. Cho đến một ngày tình cờ xem chương trình “Không Thể Không Đẹp” và ngân nga câu hát chủ đề: “Sẽ có lúc chính ta cảm thấy xót thương dùm ta” (Bài hát “Từng Ngày Dài” – Đức Trí), Thành Huế mới chợt bừng tỉnh rằng thời gian qua cô đã chìm đắm trong ngõ tối, đã tự đày đọa bản thân quá nhiều. Đăng ký tham gia chương trình, Thành Huế chỉ mong có cơ hội được sống thật sự, được mọi người dang tay đón nhận cô trở về để quá khứ đau buồn kia phải khép lại vĩnh viễn. Bảy năm hôn nhân không phải là khoảng thời gian quá dài nhưng cũng đủ cho ta nhận ra sức mạnh, hay nói đúng hơn là sức chịu đựng của người phụ nữ quả thật vĩ đại. Họ có thể hy sinh bản thân chỉ để bảo vệ hạnh phúc của tổ ấm được trọn vẹn cho người chồng, người con của họ. Sau những trận cuồng phong, họ có thể mềm lòng ngả vào vòng tay của người được gọi là “chồng” chỉ với dăm ba câu ngọt ngào. Vì sao? Họ không ngu, không mù quáng mà chỉ vì họ yêu, họ tin người đàn ông của đời mình. Và một lý do nữa khiến nhiều phụ nữ bám víu vào hôn nhân dù không hạnh phúc vì họ sợ, sợ thiên hạ dèm pha, sợ ba chữ “gái nạ dòng”. Nhưng tất cả chỉ là những nỗi sợ mơ hồ, vì chỉ cần đi rồi sẽ đến, hãy một lần mạnh dạn vượt qua nỗi sợ hãi như nhân vật Thành Huế của chúng ta. Mời bạn xem videoclip chương trình tại đây: Để đặt lịch hẹn cùng TS Trần Hữu Đức, vui lòng liên hệ hotline Better Living 0913.575.302
Tâm lý | Trị liệu tâm lý | Phụ nữ | Đẹp | Tình yêu | Hôn nhân | Gia đình | Giáo dục | Hướng nghiệp | Thành công | Cảm xúc | Tinh thần | Hạnh phúc | Talkshow |
|
Sự kiệnTin tức về những sự kiện mới nhất của Better Living Giới thiệu
Về Better Living Đội ngũ chuyên gia Giá trị cốt lõi Khách hàng doanh nghiệp Slogan của Better Living Ý nghĩa Logo Better Living Hình ảnh hoạt động Dịch vụ Tư vấn cá nhân Tư vấn - Trị liệu tâm lý Đào tạo In-House Trí khôn cảm xúc Kỹ năng hoạch định và quản lý thời gian Giao tiếp thuyết phục Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Đào tạo Public Trí khôn cảm xúc Trí khôn cảm xúc dành cho tuổi TEEN Giao tiếp thuyết phục bằng NLP Quản trị thời gian & Hoạch định cuộc đời Giao tiếp thuyết phục Quản lý căng thẳng Quyền năng thuyết phục Tâm lý người cao tuổi Talk chuyên đề Chăm sóc Thân-Tâm Đẹp vì mình Những quy tắc vàng để chiến thắng mọi cuộc phỏng vấn Cảm nhận học viên Tin tức Tâm lý - Kỹ năng Sự kiện Liên hệ Được xem nhiều nhất |