"Ai cũng có thể nói yêu thương và chăm sóc cha mẹ; nhưng mấy ai thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng sâu kín trong lòng cha mẹ? Và mình nữa. Bản thân mình đã chuẩn bị gì về tâm lý khi tuổi già ập đến? Và làm sao để sống trọn vẹn, sống sâu, sống khoẻ và sống có ý nghĩa với con cháu của mình, với những người xung quanh?" Điều tôi ấn tượng khi đến với lớp học "Tư vấn tâm lý người cao tuổi" là những kiến thức bổ ích và hữu dụng về tâm lý của các thế hệ sống trong một gia đình; những xung đột về lối sống giữa người già và người trẻ; phương thức giải quyết xung đột tạo gắn kết giữa cha mẹ-con cái và những thành viên trong gia đình.
Đó không phải là những kiến thức y khoa thường gặp hay những kiến thức tâm lý mà bạn có thể góp nhặt qua google. Đó là những kiến thức thực tế và những trải nghiệm được đúc kết qua kinh nghiệm tư vấn với thân chủ có mối ưu tư về cha mẹ hay qua chính những trải nghiệm thực tế với gia đình của chuyên gia TS Bác sĩ & ThS Tâm lý Vũ Phi Yên - người trực tiếp giảng dạy lớp tư vấn này. Tôi cảm thấy may mắn khi được ghi danh học khoá đầu tiên về chuyên đề này. Khi giảng viên yêu cầu mỗi học viên hãy tưởng tượng mỗi ô vuông tượng trưng cho thời gian 1 tháng và được yêu cầu tô đầy mỗi ô tương ứng với số tuổi của mình và của cha mẹ. Tôi không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy số ô còn lại giữa người có tuổi thọ trung bình ở Việt Nam và tuổi của cha mẹ mình. Ai cũng có thể nói yêu thương và chăm sóc cha mẹ; nhưng mấy ai thấu hiểu những tâm tư nguyện vọng sâu kín trong lòng cha mẹ? Mấy ai có thể chịu lắng nghe để viết ra câu chuyện về cuộc đời của cha mẹ? Một chuỗi hành trình từ thuở thơ ấu, thiếu niên, trưởng thành đến tuổi già? Những hoài bão, những thành tựu của cha mẹ? Rồi những mối quan hệ bà con dòng họ mà cha mẹ kể lại cho mình? Mấy ai đủ kiên nhẫn để tâm chăm sóc đời sống tinh thần người già? Và bí quyết nào để giúp cha mẹ sống hạnh phúc, cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa đối với con cháu mặc cho ô thời gian của cuộc đời mình đã bị tô đầy theo năm tháng? Và mình nữa. Bản thân mình đã chuẩn bị gì về tâm lý khi tuổi già ập đến? Và làm sao để sống trọn vẹn, sống sâu, sống khoẻ và sống có ý nghĩa với con cháu của mình, với những người xung quanh? Tôi phải hành động thôi, và quyết không để những kiến thức quý báu này bị phủ mờ bởi bụi thời gian. Bởi lẻ, sự cô đơn của người già không phải là do thiếu vắng con cháu xung quanh mà là thiếu sự thấu hiểu, thiếu sự kiên nhẫn để kết nối và yêu thương sao cho cha mẹ luôn cảm thấy mình lúc nào cũng có ích và cuộc sống của mình thật sự có ý nghĩa đối với con cháu. Bởi lẽ, thời gian là hữu hạn. Cám ơn chuyên gia TS Bác sĩ & ThS Tâm lý Vũ Phi Yên và Better Living đã tổ chức một khoá học thật bổ ích này. Ms. Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Học viên khóa "Tâm lý người cao tuổi"
0 Comments
Leave a Reply. |
Cảm nhận học viên về
Dịch vụ Tư vấn cá nhân Khóa học Trí khôn cảm xúc Khóa học "Giao tiếp thuyết phục" Khóa học Kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp Khóa học Tâm lý người cao tuổi Khóa học Làm chủ túi tiền của bạn Khóa học Cái tôi quyến rũ Chương trình Dare to dream Gói Life Check-up Khóa Sống Khóa học Quản trị năng lượng bản thân Khóa học Nghệ thuật đọc sách |